Ván gỗ công nghiệp là nguyên liệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là sản phẩm được tạo ra dưới bàn tay của con người bằng phương pháp và công nghệ khác nhau. Chính vì thế, có rất nhiều loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay. Noithattatana sẽ tổng hợp các loại ván gỗ công nghiệp trên thị trường phổ biến nhất để bạn dễ dàng tham khảo.

Tổng hợp các loại ván gỗ công nghiệp trên thị trường
Tổng hợp các loại ván gỗ công nghiệp trên thị trường

Thông tin chung về gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp được sản xuất từ sự kết hợp giữa gỗ tự nhiên, nhành cây, cành khô, vụn gỗ,… cùng với các loại keo chuyên dụng. Các nguyên liệu được phối trộn theo tỉ lệ nhất định sau đó nén ép theo khuôn có sẵn. Tạo thành các ván gỗ với những đặc điểm khác nhau và được đặt tên để dễ dàng phân biệt. Hiện nay có các loại ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, gỗ dán,…

Về cơ bản, gỗ công nghiệp có cấu tạo với 2 phần là cốt gỗ và lớp dán bề mặt. Phần lớp phủ ngoài có nhiều loại, đa dạng về màu sắc, họa tiết vân gỗ. Vì thế, đồ nội thất gỗ công nghiệp sẽ có sự phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Ứng dụng gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất nội thất nhà ở, nội thất văn phòng,…

Gỗ công nghiệp đa dạng về chủng loại
Gỗ công nghiệp đa dạng về chủng loại

Các loại ván gỗ công nghiệp hiện nay

Gỗ MFC

Gỗ MFC hay còn được gọi là ván gỗ dăm. Loại gỗ này được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là gỗ rừng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,… Gỗ tự nhiên sẽ được xay nhỏ thành dăm và kết hợp với keo sau đó ép theo khuôn cố định. Vì phần gỗ không được xay mịn nên ván gỗ thường có mặt thô ráp. Tấm gỗ sẽ được phủ thêm 1 lớp PVC hoặc giấy in vân gỗ để tạo tính thẩm mỹ.

Loại gỗ này có đặc điểm là ít bị mối mọt, không co ngót, có khả năng chịu lực vừa phải. Mặt hạn chế của gỗ là dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm kém. Độ dày của gỗ MFC thường là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm.

Gỗ MFC chống ẩm
Gỗ MFC chống ẩm

Gỗ MDF

Gỗ MDF là loại ván gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Các loại cây ngắn ngày như keo, bạch đàn sẽ được nghiền nát thành sợi. Sau đó được rửa trôi tạp chất, khoáng chất nhựa, trộn với keo và ép thành ván. Gỗ MDF được chia làm 2 loại, gỗ thường và gỗ chống ẩm, phân biệt bằng màu sắc với gỗ chống ẩm có màu xanh.

Đặc điểm của ván gỗ MDF là không bị nứt, không co ngót, ít mối mọt, bề mặt phẳng mịn, dễ gia công. Độ dày của MDF đa dạng hơn so với MFC với các độ dày là 3, 4, 5, 6, 9, 12, 15, 17, 18, 20, 25mm. 

Gỗ MDF thường và chống ẩm
Gỗ MDF thường và chống ẩm

Gỗ HDF

Gỗ HDF là loại gỗ có chất lượng tốt, được đánh giá là dòng sản phẩm cao cấp của ván gỗ công nghiệp. Nguyên liệu sản xuất ván HDF là bột gỗ, kết hợp với chất phụ gia, giúp gia tăng độ cứng, chống mối mọt và ép dưới áp suất cao. Những tấm ván sau khi ép sẽ được xử lý bề mặt, sau đó cắt và định hình theo kích thước.

Ưu điểm nổi bật của gỗ HDF là không nứt, không co ngót, có độ cứng cao, chịu nước tốt, có thể chịu nhiệt. Tuy nhiên, giá thành của gỗ khá cao nên thường chỉ làm đồ nội thất cao cấp. Hơn nữa, loại gỗ này cũng có độ cứng cao nên khá nặng và không dẻo dai. Độ dày của ván thường là 3, 6, 9, 12, 15, 17, 18, 20, 25mm.

Gỗ HDF có chất lượng tốt
Gỗ HDF có chất lượng tốt

Gỗ dán

Gỗ dán hay gỗ ghép thanh được làm từ những tấm gỗ tự nhiên mỏng 1mm. Ép chặt với nhau bằng keo kết dính chuyên dụng, tạo nên tấm ván gỗ công nghiệp hoàn chỉnh. Số lớp gỗ thường là số lẻ như 3, 5, 7, 9,… được ép chồng, vuông góc với nhau. Loại gỗ này có độ bền tương đối, ít cong vênh và có giá thành thấp hơn so với gỗ MDF, HDF. 

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh là ván gỗ công nghiệp được làm từ gỗ tự nhiên, xử lý bề mặt và kết dính với nhau theo quy luật. Để tạo nên một tấm gỗ ghép thanh sẽ phải trải qua nhiều công đoạn như ghép, cắt, xử lý bề mặt, chà bóng, sơn phủ,… Hiện nay có các kiểu ghép thanh như ghép thanh song song, ghép mặt, ghép giác, ghép cạnh,…

Ván gỗ công nghiệp dán và ghép thanh
Ván gỗ công nghiệp dán và ghép thanh

Các câu hỏi về gỗ công nghiệp

Loại gỗ công nghiệp nào bền nhất?

Xét về cấu tạo, gỗ công nghiệp HDF đang là dòng gỗ có độ bền cao nhất. Tuy nhiên, được sử dụng phổ biến nhất lại là dòng gỗ MDF. Ván gỗ MFC có độ bền kém nhất trong số các loại gỗ công nghiệp.

Tuổi thọ của gỗ công nghiệp là bao nhiêu?

Tuổi thọ gỗ công nghiệp có sự khác nhau giữa từng dòng sản phẩm. Gỗ ván ép veneer nhiều lớn tuổi thọ có thể lên tới 50 năm. Trong khi đó các loại ván HDF, MDF, có thời gian sử dụng từ 15 – 20 năm cho tới khi cần thay thế.

Ván gỗ nào đắt nhất?

Trong số các loại ván gỗ công nghiệp kể trên thì HDF đang được đánh giá là dòng gỗ có mức giá cao nhất.

Ván gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay thực sự đa dạng. Mỗi một loại lại có những đặc điểm riêng. Khi lựa chọn đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp nên cân nhắc, sử dụng dòng gỗ phù hợp nhất.